Vải Sợi Tổng Hợp Là Gì? Những Điều Bạn Chưa Biết Về Vải Sợi Tổng Hợp
Vải sợi tổng hợp là một trong những loại vải được nhiều nhà mốt sử dụng và ứng dụng vào các thiết kế của mình. Vậy vải sợi tổng hợp là gì? Chúng có nguồn gốc và đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của loại chất liệu này ra sao? Cùng MARC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Vải sợi tổng hợp là gì?
Vải sợi tổng hợp là từ dùng để chỉ tất cả các loại vải có nguồn gốc xuất xứ từ sợi tơ nhân tạo, có nghĩa chúng không phải là loại sợi được tinh chế từ các thành phần tự nhiên như lông động vật hay cây cối. Nó được chính con người khai thác và chế tạo từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Vải sợi tổng hợp có nguồn gốc từ sợi tơ nhân tạo
Hiện nay trên thị trường vải sợi tổng hợp là các vải như: PE, nylon, Spandex, acrylic, mỗi loại vải đều có những mức giá, ứng dụng và đặc điểm khác nhau. Nhưng nó đều có một đặc điểm là nguồn gốc xuất xứ.
Xem Thêm: Vải Ren Là Gì? Những Items Từ Vải Ren Nàng Nên Có Trong Hè Này
Nguồn gốc vải sợi tổng hợp
Vải sợi tổng hợp có nguồn gốc xuất xứ ban đầu từ các nguyên liệu thô như than đá, dầu mỏ, các loại khí đốt và hóa dầu. Những loại nguyên liệu này phải trải qua quá trình chuyển đổi vô cùng phức tạp, như khai thác, sơ chế, nhiệt luyện, chưng cất, kéo sợi, tổng hợp polymer,… sau khi hoàn thành các công đoạn sẽ tạo nên vải sợi tổng hợp dùng phổ biến trong ngành may mặc.
Nguồn gốc vải sợi tổng hợp từ các nguyên liệu thô như than đá, dầu mỏ, các loại khí đốt….
Những loại vải sợi tổng hợp bạn nên biết
Có 5 nhóm chính phổ biến của sợi tổng hợp là:
- Sợi PA – Sợi polyamide dùng để dệt lụa nilon.
- Sợi PAC - dùng làm nguyên liệu dệt len nhân tạo, pha với các loại sợi khác để dệt hàng vải pha.
- Sợi PE – Sợi polyester dùng để dệt, pha với cotton, sợi viscose để dệt hàng vải pha.
- Sợi PVA - dùng dệt vải may quần áo lao động, xe dây thừng, dây chão, lưới đánh cá.
- Sợi PU – Dùng dệt vải lycra, pha với các loại sợi khác để dệt vải may y phục ôm sát cơ thể như áo vận động viên, áo tăm, quần áo lót.
Ưu nhược điểm của vải sợi tổng hợp
Ưu điểm
- Vải sợi tổng hợp có độ bền cao, độ đàn hồi tốt và khó bị nhàu, khi giặt loại vải này khô rất nhanh giúp bạn dễ dàng sử dụng vào mùa mưa.
- Vải tổng hợp không bị nấm mốc, chịu được nhiệt, khó bị co giãn và không bị nhăn khi sử dụng máy giặt.
- Đây là loại vải sạch bóng và đặc biệt là rất giống da thật, chất liệu của loại sợi này là khi sờ vào tọa cho ta cảm giác mềm, dẻo.
- Mặt vải mềm mịn, cảm giác thoải mái, dễ chịu, khả năng cách nhiệt của loại này rất tốt.
- Vải sợi tổng hợp có khả năng chịu tải hiệu quả vì có độ co giãn khá thấp, chống ánh nắng mặt trời và hiệu quả chống thấm cao.
- Vải sợi tổng hợp có độ bền cao và độ đàn hồi tốt
Vải sợi tổng hợp có độ bền cao và độ đàn hồi tốt
Nhược điểm
- Gây ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất thải ra môi trường một lượng lớn chất thải, do nguồn gốc của loại vải này từ các tài nguyên thiên nhiên nên đây được xem là loại vải không thân thiện với môi trường.
- Khả năng thấm hút kém khiến mùa hè nóng nực sẽ bị nóng hơn các loại vải khác, khó thoát khí tạo nên cảm giác nóng nực khó chịu khi mặc.
Quy trình sản xuất vải tổng hợp
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Quá trình bắt đầu với việc chuẩn bị nguyên liệu, đối với vải sợi tổng hợp nguyên liệu chủ yếu là các hợp chất hóa học có trong dầu mỏ, khí đốt và than đá.
Bước 2: Tạo sợi tổng hợp monomer – Polyme
- Polyester: Các nguyên liệu sẽ được đưa vào quá trình tổng hợp để tạo phản ứng hoá học giữa ethylene glycol với acid (dimethyl terephthalate) ở nhiệt độ cao. Sau đó sẽ được phản ứng hóa học thêm một lần nữa với acid để tạo ra polyme.
- Nylon: Đối với nilon các phản ứng hóa học sẽ xảy ra với sự tham gia phản ứng của axit amin và axit adipic để tạo ra PA 6.
- Spandex: Tùy theo đặc tính vải cần nhận, các chất macroglycol cùng với monomer diisocyanate sẽ được trộn với nhau với áp suất và nhiệt độ riêng.
- Acrylic: Trải qua quá trình trùng hợp với các gốc tự do trong nước để tạo polyme acrylonitril polyacrylonitril.
Quá trình tạo ra các loại vải sợi tổng hợp
Bước 3: Tạo sợi tổng hợp
Sau khi đã tạo ra cóc polyme ban đầu các chất này sẽ được làm sạch tạp chất, sau đó sẽ được tiến hành quá trình nung nóng chảy và cho vào máy bơm để phun sợi.
Bước 4: Kéo sợi
Sau khi phun sợi các sợi này sẽ được để nguội trong tự nhiên. Tiếp đến sẽ được kéo sợi để tăng độ bền và kích thước cho vải.
Bước 5: Hoàn thành, nhuộm màu
Các sợi vải hoàn chỉnh sẽ được quấn vào ống và đem đi dệt thành vải thành phẩm. Cuối cùng sẽ là bước nhuộm màu cho vải.
Trên đây là những thông tin về vải sợi tổng hợp để bạn tham khảo, hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại chất liệu này. Còn bây giờ, truy cập ngay vào website Marc.com.vn để cập nhật những thông tin về thời trang mới nhất.