So với các loại vải, Cashmere được đánh giá là chất liệu vải cao cấp nhất, vậy tại sao chúng lại được đánh giá như vậy và vải Cashmere có đặc điểm, ưu nhược điểm gì mà được yêu thích đến như thế? Cùng MARC tìm hiểu chất liệu vải này nhé.

Tìm hiểu về vải Cashmere

Vải Cashmere là gì?

Vải Cashmere là loại vải len, những sợi len này được dệt từ sợi lông của một loại dê được gọi là dê Cashmere. Loài dê này sống tại sa mạc Gobi và Trung Á, những con dê Cashmere được người dân chăn thả trên dãy Himalaya, nơi có nhiệt độ xuống tới -30 độ C, trong môi trường có nhiệt độ thấp, đồng nghĩa với việc dê phải tạo ra một lớp lông dày, ấm, người ta chỉ có thể lấy được từ mỗi chú dê từ 50-150gr lông Cashmere.

Loại vải này còn có tên gọi khác là vải len Cashmere, đây là len được đánh giá là loại vải mềm nhất thế giới, sợi lông của vải Cashmere thường khá mỏng, chúng tạo nên những bộ trang phục mềm mại, sang trọng và siêu bền.

Các sản phẩm được làm từ vải Cashmere rất đa dạng như: Áo cardigan len, đầm len, khăn len, mũ len,....

Quy trình chế biến sợi vải Cashmere

Những sợi vải Cashmere được chế biến theo cách thủ công cần sự tỉ mỉ, kỳ công và kỹ thuật giỏi theo các bước:

  • Bước 1: Sử dụng bàn chải cỡ lớn để lấy lông dê Cashmere.

  • Bước 2: Phần lông được lấy bằng bàn chải sẽ được làm sạch và xử lý loại bỏ hết các chất bẩn cũng như tạp chất lẫn trong lông.

  • Bước 3: Các sợi lông sau khi được làm sạch sẽ được sắp xếp và dệt thành tấm vải lớn.

  • Bước 4: Từ những tấm vải này sẽ cho ra đời các sản phẩm như quần, áo, váy, khăn,…

Cách phân biệt vải Cashmere

Vải Cashmere có tính chất mềm, mịn, không bị xước và dễ đàn hồi, thường loại vải này có màu nhã nhặn chứ không sáng bóng. Do được dệt từ lông dê nên khi đốt cháy sẽ có mùi như tóc cháy và tro khi bóp nát sẽ có dạng bột.

Ngoài cách trên, bạn có thể kiểm tra chất lượng nhờ vào khả năng co giãn, đàn hồi của vải, Cashmere sẽ rất bền, giữ nguyên hình dạng ban đầu trong thời gian dài nếu biết chăm sóc và sử dụng đúng cách. Vì thế, bạn chỉ cần kéo nhẹ để kiểm tra vải có biến dạng hay không là có thể xác định chất lượng của nó.

Vải Cashmere có ưu nhược điểm gì?

Cho dù cao cấp tới đâu thì các loại vải cũng có ưu nhược điểm riêng, dưới đây là ưu nhược điểm của vải Cashmere để bạn tham khảo: 

Ưu điểm vải Cashmere

  • Là chất vải len có trọng lượng nhẹ, vì thế khi mặc sẽ không cảm thấy nặng nề, bí bách như các loại len khác. Hơn nữa, do làm từ sợi lông dê ở vùng núi có nền nhiệt thấp nên vải cho khả năng giữ ấm tuyệt vời.

  • Loại vải này có thẩm mỹ đẹp, mềm mịn.

  • Vải Cashmere mang tới cho người sử dụng cảm giác siêu nhẹ, khi diện loại vải này bạn sẽ cảm thấy thích thú và có thể mặc chúng ở mọi nơi.

  • Vải thấm hút mồ hôi cực tốt.

  • Chất liệu lên đồ sang trọng, phù hợp với nhiều phong cách khác nhau.

Nhược điểm vải Cashmere

  • Giá thành vải Cashmere khá cao, vì làm từ lông dê được chăn thả tự nhiên trên vùng núi Himalaya, mỗi chú dê chỉ lấy được từ 50-150gr lông một lần, đồng thời chất liệu này được làm hoàn toàn thủ công nên chi phí cũng rất cao.

  • Phải bỏ công chăm sóc và bảo quản vải Cashmere cẩn thận và đúng cách.

Có bao nhiêu loại vải Cashmere?

Vải Cashmere loại A là loại vải cao cấp nhất có đường kính lông 14 micron, độ dài 36mm

Có rất nhiều loại vải Cashmere khác nhau, trong đó nổi bật nhất gồm 3 loại vải dưới đây:

  • Cashmere loại A: Là vải Cashmere dài nhất và mỏng nhất, đường kính của loại vải Cashmere A rất nhỏ, đường kính khoảng 14 micron, độ dài tới 36mm, độ bền của loại A cao nhất và có giá thành đắt nhất.

  • Cashmere loại B: Là vải Cashmere có đường kính khoảng 19 micron, chất lượng loại B thấp hơn vải Cashmere loại A.

  • Cashmere loại: Loại vải Cashmere rẻ nhất, có đường kính khoảng 30 micron.

Những lưu ý khi chăm sóc và sử dụng vải Cashmere được bền

Cần chăm sóc các sản phẩm từ vải Cashmere đúng cách để giữ được độ bền

Cách giặt vải Cashmere

Khi giặt vải Cashmere bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên giặt vải ở nước có nhiệt độ bình thường, nước tự nhiên hoặc có nhiệt độ dưới 37 độ C.

  • Bạn nên giặt bằng tay hơn là sử dụng máy, cần vò nhẹ và không vắt vải quá mạnh.

  • Sử dụng bột giặt có độ kiềm trung tính, chất tẩy không quá mạnh.

Cách phơi vải Cashmere

Việc phơi các sản phẩm vải Cashmere cần tuân thủ những lưu ý dưới đây để đảm bảo giữ độ bền cho vải:

  • Khi phơi, nên để sản phẩm trên mặt phẳng và để khô tự nhiên, tránh để nơi có nguồn nhiệt hay ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Chỉ nên phơi những nơi thông thoáng, nhiều gió.

  • Không sử dụng móc treo vải, vì sẽ nhanh làm giãn sợi vải. Khi vải khô cũng không nên treo móc mà bạn nên gấp bỏ gọn vào trong tủ áo.

  • Tuyệt đối không nên sấy khô hay ủi các sản phẩm từ vải Cashmere vì nhiệt độ cao có thể gây biến đổi cấu trúc của vải.

{{https://marc.com.vn/collections/ao-thun-nu}} 

Trên đây là những thông tin mà MARC tổng hợp để giúp bạn biết về loại vải cao cấp Cashmere, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc thật tốt những sản phẩm mà bạn đang có từ chất liệu Cashmere. Để cập nhật thông tin về các loại vải khác, hãy theo dõi MARC ngay hôm nay nhé!