Nguồn Gốc Áo Nhật Bình Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Áo Nhật Bình được coi là cổ phục của Việt Nam ta, loại áo này được ưa chuộng dưới triều Nguyễn, vậy áo Nhật Bình là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu? Và có đặc điểm như thế nào? Cùng MARC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu áo Nhật Bình
Áo Nhật Bình là gì?
Áo Nhật Bình là lễ phục của người phụ nữ Việt Nam từ thời xưa
Áo Nhật Bình là một lễ phục của người phụ nữ Việt Nam xưa, đặc biệt dưới triều Nguyễn, áo Nhật Bình không mềm mại hay thướt tha như áo dài mà mang vẻ uy nghi, trang trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểu dáng thiết kế đặc trưng của áo Nhật Bình là do bắt nguồn từ hình dáng vạt cổ áo, khi mặc hoàn chỉnh phần trước ngực vừa hay ghép lại thành chữ nhật cho nên mới lấy tên Nhật Bình.
Nguồn gốc áo Nhật Bình
Nguồn gốc áo Nhật Bình là loại áo Phi Phong của triều Minh, được triều Nguyễn tiếp thu, cải cách thành kiểu áo Phi phong đối khâm với những nét riêng, rất đặc sắc. Áo có phần cổ thiết kế hình chữ nhật to bản, hai vạt được cố định bằng dây buộc, khi mặc vào thì phần trước ngực được ghép lại thành một chữ nhật nên mới được gọi là áo Nhật Bình.
Áo Nhật Bình là loại áo Phi Phong của triều Minh, được triều Nguyễn tiếp thu
Trên khắp thân áo thường được trang trí lộng lẫy bằng các hoa văn dạng tròn dạng phụng ổ, loan ổ đan xen với các hình hoa lá, chữ Phúc, chữ Thọ,… đính kim tuyến lấp lánh. Các hoa văn trang trí được sắp xếp dựa vào cấp bậc, vai vế của người mặc.
Áo Nhật Bình được trang trí hoa văn theo vai vế của người mặc
Bởi vậy, khi nhìn vào phần màu sắc, hoa văn của áo thì bạn có thể xác định ngay được địa vị, danh phận của người mặc, trừ áo Nhật Bình dành cho bậc hoàng hậu ra, các kiểu áo Nhật Bình khác đều có dải màu ngũ hành: Lục, vàng, xanh, trắng, đỏ khiến loại trang phục này càng thêm rực rỡ.
Xem Thêm: Hướng Dẫn Cách Phối Đồ Dã Ngoại Mùa Thu Đông Nhất Định Nàng Phải Biết
Ý nghĩa áo Nhật Bình
Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có thể nhận thấy qua ghi chép về điển lễ và phẩm phục triều nghi của nước ta, các đời Lý Trần Lê cho đến nhà Nguyễn đều được xây dựng dựa trên cơ sở của cùng các triều đại Trung Hoa như Hán, Đường, Tống, Minh nhưng theo lối "đại đồng tiểu dị", vẫn mang những nét đặc sắc rất riêng của Đại Việt ta.
Áo Nhật Bình mang ý nghĩa đặc biệt
Sự học hỏi và phỏng theo quy chế của Trung Hoa điều này bắt nguồn từ tâm lý tự tôn, muốn sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều này được thể hiện rất rõ ràng từ việc các vua Đại Việt trong nước đều xưng đế chứ không xưng vương, các triều đại khi lên đều đặt định phẩm phục và đặt định lễ nhạc theo văn hóa Hoa Hạ, coi mình là Trung Châu, Trung Hạ tức là trung tâm của một nền văn hóa khu biệt so với các sắc dân "man di”.
Áo Nhật Bình trong đời sống hiện đại
Mặc dù không còn được sử dụng rộng rãi như trang phục thường ngày, hình ảnh Áo Nhật Bình vẫn thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh, sân khấu, góp phần tái hiện lại vẻ đẹp văn hóa của dân tộc. Trong một số sự kiện văn hóa, lễ hội truyền thống, Áo Nhật Bình cũng được lựa chọn làm trang phục biểu diễn giúp công chúng, đặc biệt là giới trẻ có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn về trang phục truyền thống này.
Áo Nhật Bình ở thời hiện đại được cách tân để phù hợp với thời đại hiện nay
Bên cạnh đó, một số nhà thiết kế thời trang hiện đại đã bắt đầu tìm tòi, sáng tạo, cách tân Áo Nhật Bình, đưa những yếu tố hiện đại vào kiểu dáng, chất liệu, họa tiết, giúp Áo Nhật Bình trở nên gần gũi, phù hợp hơn với cuộc sống đương đại. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự quan tâm và nỗ lực của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc.
Đặc điểm áo Nhật Bình
Tuy được thiết kế lại theo nguyên mẫu là áo Phi Phong Minh Triều, nhưng giữa hai mẫu áo này vẫn có nhiều điểm khác biệt, điều này cũng thể hiện được tinh thần sáng tạo và lòng tự tôn dân tộc. Nó cũng khắc họa rõ nét các đặc điểm văn hóa độc đáo của người Việt. Minh chứng rõ ràng nhất là nằm ở cách bài trí, hoa văn họa tiết, màu sắc cho chiếc áo:
Về hoa văn
Hoa văn áo Nhật Bình chủ yếu là dạng hình tròn khép kín
Ở trên một số bức họa thời trước còn lưu lại cho thấy các hoa văn ở trên Nhật Bình chủ yếu là dạng hình tròn khép kín. Còn ở bên trong hình tròn thì được thêu hình ảnh của rồng, phượng. Các hoa văn phụ cũng phong phú hơn rất nhiều. Thường sẽ sử dụng các hình ảnh mang một hàm ý tốt lành, cát tường. Ví dụ như thêu chữ Phúc, chữ Thọ bằng chỉ đỏ, chỉ vàng, bát bửu, thủy ba (sóng nước).
Sự sắp xếp hoa văn trên áo Nhật Bình
Cổ phục Nhật Bình thời Nguyễn có các các hoa văn được sắp xếp thay đổi dựa vào cấp bậc và vai vế của người mặc. Thế nên khi bạn nhìn vào phần hoa văn thì có thể biết được cấp bậc, địa vị hoặc danh phận của người đó. Nhưng đối với Nhật Bình của Hoàng Hậu thì quy chế này không được áp dụng.
Sự sắp xếp hoa văn trên áo Nhật Bình dựa vào cấp bậc và vai vế
Ngoài hoa văn ra thì dựa vào màu sắc bạn cũng có thể phân biệt được các cấp bậc của người mặc. Ví dụ như Áo Nhật Bình dành cho Hoàng Hậu là màu cam, màu vàng. Áo dài Nhật Bình dành cho công chúa sẽ có sắc đỏ. Màu sắc của nữ quý tộc cũng dựa vào phẩm cấp người chồng.
Xem Thêm: Áo Dài Lemur Là Gì? Tất Tần Tận Về Áo Dài Lemur
Phụ kiện đi kèm
Có thể phối áo Nhật Bình với nhiều phụ kiện đi kèm khác nhau
Cổ phục Nhật Bình thường sẽ được mặc kèm nhiều phụ kiện khác nhau. Thường thấy nhất chính là các chiếc cúc áo nạm vàng hoặc được làm từ đá quý, ngọc quý. Ở phần dưới cổ tay của áo được trang trí thêm 2 mảnh dải dây dài thả lỏng và được gọi là dải thùy lưu.
{{https://marc.com.vn/collections/marc-signature}}
Trên đây, MARC đã giúp bạn tìm hiểu về áo Nhật Bình và nguồn gốc áo Nhật Bình để bạn tham khảo, hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa của người dân Việt ta. Cũng đừng quên truy cập Marc.com.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới hơn nhé.